TROCAR THÔNG HƠI DẠ CỎ

175.000

Danh mục:

Mô tả

1. TẠI SAO NÊN DÙNG TROCAR?
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. nếu không can thiệp và cấp cứu kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở. Trocar là một dụng cụ cấp cứu hiệu quả trong trường hợp này, vừa ít tốn thời gian vừa có lợi về mặt kinh tế trong bối cảnh chăn nuôi đang biến động như hiện nay. Chính vì thế mọi người nên sở hữu 1 TROCAR để cấp cứu kịp thời cho Bò, Trâu … của mình nhé.


2. BỆNH CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ Ở TRÂU, BÒ.
Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh…. Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.
Chướng hơi dạ cỏ ở Bò
Cách sinh bệnh:
– Bình thường khi thức ăn vào dạ cỏ, được các vi sinh vật dạ cỏ phân hủy sinh hơi và hơi được tống ra ngoài nhờ động tác ợ hơi và nhai lại. – Tuy nhiên trong trường hợp thú ăn nhiều thức ăn dễ len men, lượng hơi tạo ra quá nhiều. Hay thức ăn chứa nhiều Saponin, nhiều nước khi nhai lại sẽ tạo các bọt khí, các bóng khí này trộn lẫn với thức ăn và rất chắc, không thoát được lên phần trên, làm thức ăn bị dâng lên cao trong dạ cỏ bít kín lỗ thượng vị.
– Kèm theo sự giảm nhu động dạ cỏ, phản xạ ợ hơi không còn do thượng vị bị bít kín, hơi sinh ra không thoát ra được làm dạ cỏ căng phồng, ép tim, phổi, gây khó thở, ứ máu ở đầu và niêm mạc.
Triệu chứng:
– Bệnh xảy ra rất nhanh. Con vật khó chịu, không yên, bụng càng lúc càng căng to, mất hõm hông bên trái, nhiều khi hõm hông trái phình cao hơn cột sống.
– Sờ nắn dạ cỏ tính đàn hồi rất lớn như 1 quả bóng căng. Bò thở rất khó, dang chân ra, bạnh mũi để thở, hô hấp tăng 60-80lần/phút. Tim đập nhanh, nhưng rất yếu, tĩnh mạnh cổ phồng to, niêm mạc mắt tím bầm.
3. HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG TROCAR.
– Cố định. Có thể chọc gia súc ở trạng thái đứng hoặc nằm.
– Kỹ thuật chọc. Dùng troca có kích thước phù hợp với kích thước gia súc. Đối với đại gia súc có thể dùng troca có kích thước đến 1 cm, tiểu gia súc: 0,4 – 0,5 cm.
– Vị trí chọc – giữa hông đói trái. Tốt nhất chọc vào giữa đường ngang nối mép dưới gò ngoài xương chậu với xương sườn cuối cùng. Làm sạch ông và vệ sinh, sát trùng vùng chọc bằng cồn iod. Để sát đầu nhọn troca vào da vị trí chọc, dùng lòng bàn tay đẩy mạnh vào chuôi troca sao cho troca chọc thủng qua thành ruột và thành dạ cỏ. Nếu da thành bụng dày quá cần dùng dao rạch ra để dễ chọc. Đuôi troca hướng về khớp khuỷu đối diện. Đẩy mạnh troca vào thành bụng, rút lõi trong troca. Sau khi rút lõi lấy ngón tay bịt đầu troca để xã hơi ra từ từ . Có thể dùng bông bịt đầu troca để cho hơi ra từ từ.
Lưu ý: Sau khi đâm trocar và rút lõi ra nên lấy ngón tay bịt lỗ vừa đâm, xã hơi từ từ nhấp ngón tay từ từ cho khí và chất lõng ra. Nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, thú bị shock có thể chết.

 

xem thêm:http://nuoiheo.com/benh-chuong-hoi-da-day-traubo/

4.VIDEO HƯỚNG DẪN :

 

 

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.